Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Maria Theresa Daza hôm nay cho biết công hàm ngoại giao đã được chuyển tới Trung Quốc để yêu cầu làm rõ sự việc. Tuy nhiên, bà Daza không cung cấp thông tin chi tiết.
êucầuTrungQuốcgiảithíchvụchặnxuồngởBiểnĐôĐộng thái của Philippines diễn ra sau khi Phó đô đốc Alberto Carlos, chỉ huy Bộ tư lệnh miền Tây (WESCOM) quân đội Philippines, cho biết vụ chạm mặt xảy ra giữa xuồng hải quân nước này và tàu hải cảnh Trung Quốc hôm 20/11 ngoài khơi đảo Thị Tứ do Philippines chiếm đóng trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
êucầuTrungQuốcgiảithíchvụchặnxuồngởBiểnĐôTheo ông Carlos, lực lượng Philippines đồn trú tại Thị Tứ phát hiện vật thể kim loại nổi trên biển, cách đảo khoảng 500 m và triển khai xuồng cao su thân cứng để tiếp cận, gắn dây kéo vật thể này về đảo.
êucầuTrungQuốcgiảithíchvụchặnxuồngởBiểnĐôKhi họ đang trở lại đảo, "tàu hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 5203 tiến đến gần và hai lần chắn ngang đường di chuyển của xuồng Philippines". "Tàu hải cảnh Trung Quốc sau đó triển khai xuồng để cắt đứt dây nối giữa vật thể với xuồng của chúng tôi", phó đô đốc Carlos nói, cho hay không có ai bị thương trong sự việc.
êucầuTrungQuốcgiảithíchvụchặnxuồngởBiểnĐôCảnh sát biển Philippines quan sát một tài hải cảnh Trung Quốc tại Bãi cạn Scarborough ở Biển Đông hồi tháng 3. Ảnh: AFP.
êucầuTrungQuốcgiảithíchvụchặnxuồngởBiểnĐôThiếu tá Cherryl Tindog, phát ngôn viên WESCOM, nói rằng vật thể mà xuồng Philippines tìm cách kéo về có vẻ ngoài giống mảnh vỡ tên lửa đẩy của Trung Quốc từng rơi xuống Biển Đông, ngoài khơi Philippines.
êucầuTrungQuốcgiảithíchvụchặnxuồngởBiểnĐô"Binh sĩ Philippines đã kiềm chế tối đa. Họ quyết định trở về đảo mà không phản ứng với động thái của phía Trung Quốc, do sự việc liên quan đến vật thể chưa được xác định và cũng không phải vấn đề sinh tử", bà nói.
êucầuTrungQuốcgiảithíchvụchặnxuồngởBiểnĐôBộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận có hành động cưỡng ép để tịch thu mảnh vỡ.
êucầuTrungQuốcgiảithíchvụchặnxuồngởBiểnĐô"Phía Philippines đã trục vớt và lai dắt vật thể trước. Sau quá trình trao đổi thân thiện tại hiện trường, phía Philippines trả lại vật thể cho Trung Quốc và Trung Quốc bày tỏ cảm kích về điều đó", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết hôm 21/11. "Không có hành động nào được gọi là chặn đường hay tịch thu vật thể một cách cưỡng ép tại hiện trường".
êucầuTrungQuốcgiảithíchvụchặnxuồngởBiểnĐôĐáp lại, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Jose Faustino Jr. ủng hộ tuyên bố của hải quân nước này, khẳng định mảnh vỡ đã bị hải cảnh Trung Quốc lấy đi một cách "thô bạo".
êucầuTrungQuốcgiảithíchvụchặnxuồngởBiểnĐôTổng thống Ferdinand Marcos Jr. cho biết ông cũng sẽ làm rõ vấn đề này khi đến thăm Bắc Kinh vào tháng 1/2023 để gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
êucầuTrungQuốcgiảithíchvụchặnxuồngởBiểnĐôTrung Quốc những tháng qua liên tục phóng tên lửa từ bãi phóng Văn Xương trên đảo Hải Nam để vận chuyển nhu yếu phẩm và thiết bị lên trạm vũ trụ Thiên Cung. Mảnh kim loại từ các vụ phóng đã ít nhất ba lần rơi xuống vùng biển ngoài khơi Philippines.
êucầuTrungQuốcgiảithíchvụchặnxuồngởBiểnĐôThị Tứ là thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện bị Philippines chiếm đóng trái phép. Manila hồi năm 2020 phân bổ 1,3 tỷ peso (26 triệu USD) để xây dựng và cải tạo công trình trên đảo, trong đó có dự án "bê tông hóa đường băng".
êucầuTrungQuốcgiảithíchvụchặnxuồngởBiểnĐôNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng từng nhiều lần cho biết Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.
êucầuTrungQuốcgiảithíchvụchặnxuồngởBiểnĐôHuyền Lê(Theo AP)
êucầuTrungQuốcgiảithíchvụchặnxuồngởBiểnĐô đứng đầu: 15bước lên: 5
Khu vực bình luận